Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Báo giá sửa nhà-đánh giá hiện trạng công trình

Báo giá sửa nhà-đánh giá hiện trạng công trình

Báo giá sửa nhà, Báo giá sửa nhà trọn gói, Sữa chữa nhà, sửa nhà trọn gói
BÁO GIÁ SỬA NHÀ,SỬA CHỮA NHÀ

sua chua nha



Việc đánh giá hiện trạng công trình bao gồm đánh giá khả năng chịu lực của toàn bộ công trình hay một số bộ phận công trình bằng cách tính toán hoặc nhận xét về tình trạng kỹ thuật của kết cấu tường chịu lực thông qua biểu hiện của các vết nứt.

 Đánh giá khả năng chịu lực và tình trạng chất lượng của toàn bộ hay một số bộ phận công trình cần dựa vào kết quả của giai đoạn khảo sát trước đó (về tình trạng nứt, biến dạng, về đặc trưng vật liệu của các kết cấu chịu lực, kết quả quan trắc lún của công trình, sơ đồ kết cấu, tải trọng và tác động thực tại...).

 Việc dự đoán khả năng chịu lực của cấu kiện hoặc công trình trong tương lai có thể dựa trên các quy luật suy thoái của vật liệu (xem phụ lục) và hướng biến động của tải trọng, môi trường.

 Đánh giá hiện trạng kết cấu

 Sử dụng số liệu Khảo sát về kích thước hình học, các đặc trưng vật liệu, các chuyển vị (biến dạng) của các bộ phận kết cấu hoặc của nền móng công trình, tải trọng sử dụng thực tế, tính toán kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của cấu kiện và công trình theo trạng thái giới hạn.

b) Độ nghiêng a của móng hay của công trình là tỉ số giữa hiệu độ lún của những điểm mép ngoài cùng của móng với chiều rộng hoặc chiều dài của móng (đối với móng cứng tuyệt đối) trong cả hai trường hợp thể xây có và không có cốt thép:

c) Độ lún trung bình S trong trường hợp:

- Kết cấu bằng thể xây không cốt thép: s = 100 mm;

- Kết cấu bằng thể xây gạch có cốt thép, trong đó có giằng bê tông cốt thép: S = 150 mm.

d) Trị giới hạn của độ võng (vồng lên):

- Kết cấu xây gạch không có cốt thép 0,001 0;

- Kết cấu thể xây gạch có cốt thép 0,001 2.

e) Biến dạng giới hạn của kết cấu bằng thể xây gạch đá:

- Đối với công trình bình thường lấy là: (5)

- Đối với các công trình yêu cầu hạn chế các vết nứt có thể quan sát thấy thì (6)

trong đó:

f là chuyển vị (độ võng) của kết cấu;

L là chiều dài của kết cấu có chuyển vị (độ võng (f).


Nhận xét trạng thái kỹ thuật tường gạch chịu lực theo đặc điểm của vết nứt

a) Các vết nứt gây bởi tác động của nhiệt độ, nói chung là không nguy hiểm đến an toàn của kết cấu. Trong trường hợp chiều dài và bề rộng của vết nứt không vượt quá chiều dài và bề rộng giới hạn quy định tại 5.1.2.2 d), thì các vết nứt này chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sử dụng của công trình.

b) Các vết nứt gây bởi lún lệch của nền không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sử dụng của công trình mà còn làm giảm khả năng chịu lực của công trình phụ thuộc vào chiều dài và bề rộng của vết nứt theo quy định 

c) Các vết nứt do thiết kế không phù hợp, do chất lượng vật liệu hoặc chất lượng thi công thấp thuộc loại nguy hiểm vì ở đây là dạng nứt do quá tải. Chúng thường xuất hiện dưới các tải trọng tập trung và ở các tiết diện giảm yếu. Cần để ý vì chúng có thể gây phá hoại công trình 

d) Dựa vào số lượng, chiều dài và bề rộng lớn nhất của các vết nứt của tường gạch chịu lực, có thể đánh giá hiện trạng kỹ thuật theo 4 trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất: các vết nứt với số lượng ít, bề rộng lớn nhất của vết nứt nhỏ hơn 1 mm, chiều dài trong khoảng 2 đến 3 hàng gạch trở lại. Trong trường hợp này, kết cấu có thể sử dụng bình thường mà không cần phải gia cường sửa chữa nếu không có yêu cầu ngăn các tác nhân gây ăn mòn hóa học lên các bộ phận công trình;

- Trường hợp thứ hai: số lượng vết nứt nhiều, bề rộng vết nứt chỗ lớn từ 1 mm đến 4 mm, chiều dài vết nứt lớn hơn 3 hàng gạch. Độ cứng của kết cấu bị suy giảm, kết cấu ở trạng thái gần tới hạn. Trong trường hợp này kết cấu nên được gia cường.

- Trường hợp thứ ba: kết cấu ở trạng thái tới hạn về chịu lực. Trường hợp này có thể có rất nhiều vết nứt trên một kết cấu hoặc các vết nứt tuy ít nhưng lại có kích thước lớn. Chiều dài vết nứt có thể chạy suốt các mảng tường, bề rộng chỗ lớn nhất đạt từ 5 mm đến 9 mm. Trường hợp này kết cấu cần được gia cường hoặc thay mới.


- Trường hợp thứ tư: kết cấu ở trạng thái bị phá hủy. Trên kết cấu xuất hiện nhiều vết nứt làm cho nó bị vỡ vụn hoặc đứt rời. Bề rộng của vết nứt chỗ lớn nhất lớn hơn 10 mm. Chiều dài vết nứt chạy suốt bề rộng kết cấu. Kết cấu lúc này buộc phải thay thế (trừ trường hợp là di tích thì cần phải gia cố để bảo tồn).

Báo giá sửa nhà trọn gói,báo giá sửa nhà,sữa chữa nhà,sửa nhà trọn gói.


2 nhận xét: